Ai trong chúng ta đều hi vọng rằng khi bỏ công sức vào một chuyện gì đó thì sẽ gặt hái được thành quả. Nhưng thật sự có như mong muốn hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là phương pháp. Việc học tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Để có được vốn từ vựng kha khá nhất định người học phải thật kiên trì trừ khi bạn là thần đồng xem đâu nhớ đó!
Khỏi phải nói việc biết nhiều từ tiếng Anh sẽ giúp ích thế nào. Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin gợi ý một cách học tiếng Anh nói chung và học từ vựng nói riêng sao cho hiệu quả với tinh thần “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
1. ĐỘNG CƠ HỌC TẬP:
Đầu tiên hãy khám phá những gì thôi thúc bạn học tiếng Anh. Hãy tự hỏi và liệt kê những câu trả lời riêng mình ra giấy: Vì sao tôi phải học tiếng Anh?
Một khi giỏi tiếng Anh người lao động dễ dàng được cân nhắc lên vị trí cao hơn và nhận được mức lương xứng đáng. Những người khác có thể giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài một cách thoải mái. Vượt qua các bài kiểm tra tiếng Anh với điểm số làm bạn bè ngưỡng mộ! Hay như đơn giản để xem phim Mỹ mà không cần phụ đề!
Trong quá trình học chắn chắc không tránh khỏi sự chán nản, hãy xem lại ngay động cơ thúc đẩy việc học của bạn. Từng bước vượt qua sự chán nản sẽ giúp bạn có thêm nghị lực phấn đấu cho việc học cũng như cho cuộc sống của bản thân.
Khi đã có động cơ học tập chúng ta tiến đến khơi gợi niềm đam mê bản thân.
2. KHƠI GỢI ĐAM MÊ:
Có động cơ học tập thôi chưa đủ, bạn còn phải biết đam mê. Nếu không có niềm đam mê chắc chắn bạn sẽ chán nản và bỏ dở giữa chừng. Học tiếng Anh lại là một việc khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và kiên trì nên cần sự đam mê hơn bao giờ hết.
Khi việc học trở nên thú vị, bài học sẽ mau chóng nằm lòng, ít mất thời gian và công sức hơn.
3. LẬP KẾ HOẠCH:
Bạn dự định học bao nhiêu từ mới trong một năm, một tháng, một tuần hay một ngày? Hãy lập kế hoạch với thời gian càng chi tiết càng tốt.
Giả sử dự định một năm sẽ biết thêm 3.600 từ, chia đều cho 12 tháng, như vậy mỗi tháng 300 từ, mỗi ngày phải học thêm 10 từ mới.
Trước khi việc học trở thành thói quen, đừng cố gắng học quá nhiều từ một ngày trừ khi bạn chỉ tập trung làm mỗi việc học tiếng Anh mà thôi! 30 phút mỗi ngày là đủ để bạn xoay sở cho việc này.
4. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG:
Giả sử chúng ta lấy mốc thời gian thứ Hai bắt đầu với 10 từ mới. Thứ Ba tiếp tục nghiên cứu 10 từ khác và dành ít phút đầu buổi học xem lại 10 từ của thứ Hai. Thứ Tư tiếp tục học 10 từ khác nữa và xem lại 10 từ của thứ Hai và 10 từ của thứ Ba.
Sau một tuần bạn dành thêm 10 phút đầu buổi học để xem lại tất cả những từ ngừng xem lại trước đó.
Tương tự như vậy cuối mỗi tháng hãy xem lại tất cả những từ đã thôi xem lại trong tháng đó. Một năm và có thể lâu hơn nữa cũng thế!
Nhược điểm của cách học học này chính là ở chỗ kéo dài liên tục ngày này qua ngày. Nếu người học không có sự kiên trì sẽ bỏ dở giữa chừng. Nhưng bù lại việc vừa ôn cũ vừa học mới sẽ giúp người học nhớ lâu.
5. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ MỚI:
Theo tiến trình tự nhiên con người ta từ biết nghe, rồi nói, kế đến đọc và sau cùng viết. Để học một từ mới bạn cũng nên theo tiến trình này.
Đầu tiên chúng ta sẽ tập nghe giọng bản ngữ phát âm nó như thế nào. Rồi sau đó tập phát âm lại. Tiếp theo xem nghĩa của từ và ví dụ cách dùng rồi tập viết câu dùng từ đó.
Khi thấy một từ mới bạn không nhất thiết phải biết nghĩa tiếng Việt của nó. Mỗi từ có nghĩa trong ngữ cảnh nhất định. Hãy ghi lại cả câu có dùng từ đó. Dần dần với vốn từ ngày càng tăng bạn sẽ hiểu nghĩa của cả câu từ đó suy ra nghĩa của từ.
Hầu hết các từ điển do nước ngoài biên soạn đều có bản thu gọn cài đặt trên máy tính. Bạn có thể sử dụng nó để nghe phát âm hoặc dùng từ điển hay xem thêm một số từ điển trực tuyến khác có tính năng phát âm tương tự.
6. NGUỒN TỪ MỚI:
Để có từ mới rèn luyện hàng ngày bắt buộc bạn phải đọc sách, báo, xem tivi (bản tin thế giới), xem phim nước ngoài hay tìm thấy ở bất kỳ đâu….
Ngoài ra có khá nhiều bài giảng bằng video về từ vựng của một số giáo viên trên mạng.
7. GHI SỔ TAY:
Bạn nên có 2 quyển sổ tay để ghi lại những từ mình đã học. Một quyển để ở nhà ghi đầy đủ từ loại, nghĩa, cách dùng, ví dụ, từ trái nghĩa, biến thể…. Quyển còn lại nhỏ hơn có thể mang theo bên người để xem khi rảnh rỗi chỉ ghi mỗi từ mới.
Ngoài ra để việc học ít trở nên nhàm chán bạn hãy tìm các tệp tin âm thanh của những từ mình đã học và tổ chức thành cây thư mục theo năm, tháng lưu vào máy vi tính hoặc ghi chú trong điện thoại cá nhân.
Bằng cách lưu giữ phát âm từ công việc ôn lại sẽ thú vị hơn. Trong lúc lắng nghe bạn nên dùng bút ghi lại chính tả và so sánh với sổ tay nếu cần.
8. KẾT LUẬN:
Học tiếng Anh là một công việc gian nan nhưng không kém phần thú vị. Hãy kết hợp nhiều phương tiện học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Việc học từ vựng cũng không ngoại lệ.
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ít nhiều cho đọc giả. Sự thành công của việc học tiếng Anh phụ thuộc rất lớn vào ý chí quyết tâm, sự cố gắng và tinh thần tự học của bản thân mỗi người.
Chúc bạn thành công!
================
Bạn có thể tới một trung tâm uy tín để học, khi theo học tại Trung tâm, bạn sẽ được định hướng phương pháp đúng đắng cũng như có môi trường để nói. Như vậy Tiếng Anh của bạn sẽ nhanh tiến bộ hơn. Nếu bạn đang ở Hải Dương, Royal English sẽ là một lựa chọn hàng đầu dành cho bạn khi tìm kiếm một trung tâm Tiếng Anh tốt.
Trung tâm Tiếng Anh Royal English là một trong những trung tâm đào tạo Tiếng Anh uy tín tại Hải Dương. Có rất nhiều khóa học được thiết kế phù hợp với trình độ khác nhau từ mất gốc tới giao tiếp nâng cao.