Bí quyết nghe tiếng Anh tốt rất dễ dàng. Tất cả những gì các bạn cần phải là nghe tiếng Anh thật nhiều và tạo thành thói quen hằng ngày.
Lợi ích của việc nghe tiếng anh trong việc phát triển các kỹ năng khác đã được chứng minh, tuy nhiên:
- Bấy nhiêu đó đã đủ động lực khiến cho bạn có thể bật máy lên nghe tiếng Anh mỗi ngày chưa?
- Và liệu rằng nghe nhiều có chắc là sẽ cải thiện kỹ năng nghe của bạn hay không?
- Làm thế nào nếu bạn quá lười để kiếm bài nghe cho mình?
- Và làm thế nào để nghe đúng cách và cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình hiệu quả nhất?
Trong bài viết kỳ này, Royal English sẽ giải đáp hết mọi thắc mắc của các bạn.
1. Nghe chủ đề yêu thích
Chắc hẳn có bạn đã từng mãi mê xem, nghe và tìm hiểu về các chủ đề mình yêu thích đến mức quên cả thời gian mà không hề cảm thấy mệt mỏi đúng không nào?
Tuy nhiên khi nói dành 1 chút thời gian để mở sách ra, bật băng lên nghe tiếng Anh thì ban đầu bạn cảm thấy hào hứng nhưng sau đó lại cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Giải pháp cho vấn đề trên là kết hợp cả 2 lại với nhau.
- Nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm cho việc tiếp thu trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
- Một trong những video giúp việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng là những chương trình truyền hình thực tế cực kì hấp dẫn của các nước như Mỹ, Anh, Úc.
- Về âm nhạc, giải trí có: Got Talent, Next Top Model, So you think you can dance
- Về phiêu lưu mạo hiểm không thể không nhắc tới Amazing Race
- Về kinh doanh thì số 1 là chương trình The Apprentice
- Khi xem để đạt hiệu quả cao các bạn không nên xem phụ đề, không được cố gắng dịch từng câu nghe được sang tiếng Việt
- Cố gắng đoán ý nghĩa qua tình huống và ngữ cảnh, nếu vẫn không hiểu được thì có thể ăn gian bằng cách bấm vào ô “cc” trên youtube để hiện thị phụ đề tiếng Anh tự động với độ chính xác tầm 90%.
Các chương trình thực tế này sẽ cho bạn cách nhìn tự nhiên nhất về cách mà người bản xứ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau.
2. Chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ
Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm.
Tuy nhiên nếu nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản, thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh luôn nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản.
- Khi nghe một nội dung, lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó.
- Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy nản, chán học ngay.
- Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100%, là ngáp dài ngáp ngắn, mất tập trung, cũng chán học luôn.
- Cố gắng tìm các nội dung nghe phù hợp hợp với trình độ, không dễ quá, cũng không cố quá, nhắm đến mức 80% là lý tưởng.
3. Nghe, đọc và nhắc lại
Đây là một trong những kĩ thuật cực kì hiệu quả mà bất cứ người giỏi Tiếng Anh nào cũng biết và áp dụng rất nhiều.
- Đầu tiên khi nghe một nội dung, hãy cố gắng nghe, không dịch sang tiếng Việt, cố hiểu các ý chính.
- Sau đó vừa nghe vừa đọc lại transcript.
- Bước cuối cùng trong kỹ thuật này là đọc lặp lại thành tiếng.
- Khi đọc lại, hãy copy hoàn toàn giọng đọc của người nói, từng chỗ nhấn nhá, từng chỗ ngừng nghỉ.
Làm như vậy, bạn đã nghe bài nghe kết hợp nhiều giác quan với nhau, tại nghe, mắt đọc, miệng nói. Các liên kết thần kinh trong học tiếng Anh của bạn sẽ nâng cao lên đáng kể khi thực hiện kỹ thuật này thường xuyên.
4. Viết ra giấy những từ nghe được
Chỉ bằng cách:
- Kiên trì nghe, nghe, nghe và chép lại những gì nghe được;
- Học từ vựng;
- Luyện nói đi nói lại đoạn văn đã được chép lại;
5. Đoán nghĩa của từ
Khi nghe tiếng Anh ai cũng muốn tự tin nghe được 100% phải không nào. Thật ra với một người người không bản xứ học tiếng Anh, việc kì vọng hoàn toàn tự tin nghe hiểu là rất khó, do đó kỹ năng đoán là hết sức cần thiết.
- Để có thể nghe tốt, việc đầu tiên là phải đoán những gì sắp sửa được nghe, mục đích là để có những chuẩn bị về tinh thần và từ vựng cần thiết.
- Tiếp theo là đoán ý chính (main idea).
- Khi nghe sẽ có rất nhiều từ mới chúng ta chưa gặp lần nào, đừng cố gắng hiểu từ đó và bị tuột lại so với nhịp nói của bài nghe.
- Cứ tiếp tục nghe, nếu từ đó là từ quan trọng, chắc chắn ở những đoạn tiếp theo sẽ làm rõ ý cho từ đó hoặc nhắc lại từ đó.
- Dựa vào những thông tin bổ sung đó, phần nào bạn có thể đoán ra nghĩa gần chính xác của từ được nghe.
6. Nghe tiếng Anh mỗi ngày, thường xuyên và liên tục
- Nghe hằng ngày, liên tục và thường xuyên là lời nhắc nhở của tôi trong mọi bài viết. Tiếng Anh cần một sự tích luỹ lâu dài và đều đặn trước khi có thể thấy một kết quả rõ ràng.
- Cố gắng biến việc nghe tiếng Anh của mình thành một thói quen không thể thiếu được như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa mỗi ngày.
- Thời gian nghe mỗi ngày có thể nhiều, hoặc ít nhưng nhất thiết phải nghe, nếu bỏ một ngày, sẽ bỏ được 2 ngày, sẽ bỏ được 1 tuần và rồi bỏ luôn.
- Để biến việc nghe tiếng Anh trở thành một thói quen hằng ngày, trước tiên bạn cần phải cố gắng rèn bản thân mình vào khuôn phép đồng thời tạo mọi điều kiện dễ dàng nhất cho bản thân có thể nghe tiếng Anh.
- Đặt lịch, ghi ra giấy, thiết lập thời gian nghe tiếng Anh mỗi ngày cho chính mình.